Rơi vào bẫy nợ có thể khiến bạn đánh mất khả năng kiểm soát chi tiêu và đối mặt áp lực tinh thần, dẫn đến việc đưa ra các quyết định tiêu cực như vay nợ thêm để trả nợ cũ, gián tiếp tạo thành các vòng xoáy nợ. Nhận thức được những tác động tiêu cực của bẫy nợ, Home Credit sẽ chia sẻ đến bạn 9 chiến lược thoát bẫy nợ hiệu quả để bảo vệ tối ưu tài chính cá nhân. Tìm hiểu ngay!
Bài viết liên quan:
Bẫy nợ xuất phát từ việc không kiểm soát tốt chi tiêu dẫn đến mất khả năng thanh toán
Nợ là một khoản tiền mà cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp nhận được từ người khác thông qua hình thức vay mượn và thoả thuận hoàn trả trong tương lai, kèm theo mức lãi suất phù hợp. Các khoản nợ có thể giúp người đi vay giải quyết nhu cầu tài chính tức thời. Tuy nhiên, nếu sau đó không có kế hoạch trả nợ đúng cách, người đi vay sẽ dễ rơi vào bẫy nợ mà không thể lường trước được.
Thông thường, các tổ chức tín dụng sẽ chia nợ thành 02 loại:
Nợ xấu sẽ làm gia tăng gánh nặng trả nợ cho người đi vay
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rơi vào bẫy nợ của. Trong đó, riêng với các khoản nợ thụ động, tình trạng rơi vào vòng xoáy nợ thường kéo dài và xuất phát từ 5 nguyên nhân chính:
Người đi vay sẽ dễ rơi vào bẫy nợ nếu không kiểm soát tốt khoản vay nợ
Để tránh rơi vào bẫy nợ không hồi kết, việc nắm bắt các chiến lược quản lý tài chính cá nhân là vô cùng cần thiết. Dưới đây là 9 cách thoát bẫy nợ vừa giúp bạn kiểm soát chi tiêu vừa xây dựng nền tảng tài chính vững chắc trong tương lai:
Để bắt đầu kiểm soát tài chính cá nhân, trước tiên bạn cần nắm rõ các khoản thu chi của bản thân theo từng tháng hoặc từng quý trong năm. Trước tiên, bạn có thể lập một bảng cân đối tài chính theo mẫu sau:
Khoản thu chi | Nội dung | Số tiền (VND) |
Tài sản | Tiền mặt | __ |
Bất động sản | __ | |
Đầu tư | __ | |
Nợ phải trả | Nợ dài hạn | __ |
Nợ ngắn hạn | __ | |
Thu nhập | Thu nhập từ công việc chính | __ |
Thu nhập từ công việc khác | __ | |
Chi tiếu | Chi tiêu cố định | __ |
Chi tiêu biến động | __ |
Sau khi lập được bảng cân đối tài chính, bạn sẽ nắm rõ được các khoản tiền còn lại sau khi đã chi tiêu. Từ đó, bạn sẽ lên kế hoạch phân bổ ngân sách hợp lý và phù hợp cho các mục tiêu khác nhau dễ dàng hơn.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn 6 bước lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả
Dựa vào bảng cân đối tài chính, bạn nên thiết lập ngân sách hàng tháng bằng cách phân bổ thu nhập vào các mục tiêu quan trọng, trong đó có quỹ dự phòng khẩn cấp. Quỹ khẩn cấp sẽ ngăn bạn rơi vào tình trạng bẫy nợ nần khi gặp phải những tình huống bất ngờ như bệnh tật, tai nạn hoặc mất việc làm. Với mục đích dự phòng cho tương lai, quỹ này sẽ giúp bạn có đủ tài chính để vượt qua khó khăn mà không phải vay mượn.
Để tích lũy quỹ khẩn cấp, bạn chỉ cần theo dõi và thực hiện nghiêm túc theo quy trình 3 bước sau:
Quỹ khẩn cấp sẽ ngăn bạn rơi vào bẫy nợ nần khi phát sinh chi phí phụ
Thẻ tín dụng tuy tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về bẫy nợ nếu không biết cách sử dụng hợp lý. Một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để hạn chế rủi ro từ thẻ tín dụng là:
>>> Xem thêm: 10 Tips sử dụng thẻ tín dụng cực hiệu quả
Lãi suất là chi phí mà người vay phải trả cho khoản vay, thường được tính theo tỷ lệ phần trăm trên số tiền vay. Lãi suất cao có thể tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ của bạn, làm tăng tổng số tiền bạn phải trả theo thời gian. Để khoản vay được ứng dụng hợp lý vào các khoản chi tiêu hàng ngày, hãy cân nhắc các yếu tố sau trước khi quyết định vay tiền để tránh rơi vào bẫy nợ:
>>> Xem thêm: Lãi suất cố định là gì? Bí quyết ổn định chi phí vay
Bạn nên tìm hiểu kỹ về lãi suất và điều khoản trước khi quyết định vay
Việc nắm vững kiến thức tài chính giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt và quản lý bẫy nợ hiệu quả. Bạn có thể tham khảo cuốn sách Hiểu về tài chính của Home Credit với các thông tin bổ ích về quản lý bẫy nợ, đồng thời bạn cũng sẽ nắm được quy trình vận hành của đồng tiền cũng như cách tối ưu hóa chi tiêu tốt hơn để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro từ thị trường.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mở rộng kiến thức tài chính thực chiến bằng những buổi hội thảo chia sẻ về quản lý tài chính cá nhân. Nếu không có thời gian, bạn hãy đăng ký tham gia các khóa học trực tuyến trên website như Coursera và Udemy. Bằng cách tăng cường kiến thức tài chính thông qua học hỏi và kết nối với cộng đồng doanh nghiệp, bạn sẽ tránh được bẫy nợ và xây dựng nền tảng quản lý tài chính cá nhân vững mạnh hơn.
>>> Xem thêm: Các chương trình giáo dục tài chính tại Việt Nam
Việc nắm vững kiến thức giúp bạn đưa ra quyết định chi tiêu tối ưu hơn
Để tránh rơi vào bẫy nợ chi tiêu, việc áp dụng các mẹo tiết kiệm hàng ngày sẽ giúp bạn giảm thiểu chi phí tối đa cho những khoản tiêu dùng không cần thiết. Bạn có thể bắt đầu từ việc tiết kiệm những khoản chi nhỏ như mua sắm thiết bị đã qua sử dụng, lên kế hoạch mua các thiết bị cần thiết, giảm chi phí ăn uống bên ngoài để tránh việc chi tiêu không kiểm soát.
Ngoài ra, sử dụng các app quản lý chi tiêu cũng là cách hữu ích để kiểm soát bẫy nợ đơn giản mà tiện dụng. Chăm chỉ ghi chép lại chi tiêu, bạn có thể nhận diện các khoản không cần thiết và từ đó điều chỉnh thói quen tiêu dùng hằng tháng. Việc giữ thói quen tiết kiệm giúp bạn có riêng một khoản dự phòng hiệu quả để sử dụng khi cần thiết mà không phải vay nợ gấp.
>>> Xem thêm: 16+ mẹo chi tiêu tiết kiệm hiệu quả cho người có thu nhập hạn chế
Đầu tư là cách tuyệt vời để bạn gia tăng tài sản cho các mục tiêu tài chính lâu dài và có được khoản dư để ứng phó nếu không may rơi vào tình trạng bẫy nợ. Nếu bạn là người mới tham gia thị trường, hãy bắt đầu với các hình thức đầu tư an toàn như:
Đầu tư giúp bạn có khoản dư để ứng phó khi rơi vào tình trạng bẫy nợ
Theo dõi tiến trình tài chính giúp bạn đánh giá hiệu quả của các chiến lược và điều chỉnh kịp thời khi cần. Nếu có sự thay đổi về thu nhập hoặc chi phí, bạn có thể điều chỉnh ngân sách kịp thời, bảo đảm tài chính vẫn trong tầm kiểm soát và tránh được bẫy nợ.
Nếu bạn nhận thấy rằng kế hoạch tài chính hiện tại không còn phù hợp với tình hình thực tế và dễ dẫn đến tình trạng bẫy nợ, hãy thực hiện các bước sau để điều chỉnh:
>>> Xem thêm: 7 cách quản lý chi tiêu cá nhân đơn giản, hiệu quả 2025
Theo dõi kế hoạch tài chính giúp quản lý chi tiêu và tránh được bẫy nợ
Khi bẫy nợ vượt tầm kiểm soát, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên viên hoặc cố vấn tài chính chuyên nghiệp, một số dấu hiệu dưới đây là tín hiệu cho thấy bạn đang "rơi" vào bẫy nợ:
Các chuyên gia có thể giúp bạn xây dựng chiến lược thanh toán hợp lý và hướng dẫn cách xử lý bẫy nợ hiệu quả bằng những giải pháp mang tính chuyên môn. Ngoài ra, những vị cố vấn tài chính cũng sẽ thay bạn lập kế hoạch trả nợ hiệu quả, tối ưu hóa chi tiêu và đưa ra các chiến lược để cải thiện tình hình tài chính nhanh nhất.
Việc áp dụng các chiến lược quản lý bẫy nợ không chỉ giúp bạn tránh được áp lực tài chính mà còn xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc cho tương lai. Bằng cách tuân thủ 9 chiến lược mà Home Credit vừa chia sẻ, bạn sẽ duy trì được kế hoạch thu chi ổn định và đạt được các mục tiêu cá nhân mà không lo rơi vào bẫy nợ.
Tham khảo thêm các mẹo chi tiêu tại Cẩm nang Tài chính số Toàn diện của Home Credit sẽ giúp bạn thoát khỏi bẫy nợ và xây dựng nền tảng tài chính vững chắc hơn mỗi ngày!
-------
Home Credit - Tài chính số toàn diện
Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ 16 triệu khách hàng trên cả nước.
Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:
Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline tư vấn:
CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM
Tầng G, 8 & 10, Tòa nhà Phụ Nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM
© 2023 Bản quyền thuộc về Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam. Bằng việc truy cập vào website này, tôi đồng ý với các Chính sách của Home Credit liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân của tôi.