00-tai-san-la-gi-banner.webp

Tài sản là gì? Nên ưu tiên tích lũy tài sản nào sớm 2025?

Ngày đăng 22/04/2025

Xây dựng tài sản bền vững là mục tiêu mà nhiều người hướng tới trong quá trình quản lý tài chính cá nhân. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mơ hồ về khái niệm tài sản và không biết cách tích lũy tài sản một cách hiệu quả.  

Trong bài viết dưới đây, Home Credit sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về tài sản và bí quyết tích lũy tài sản thông minh, giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai. Tìm hiểu ngay! 

Bài viết liên quan: 

1-xay-dung-tai-san-ben-vung-la-muc-tieu-tai-chinh-cua-moi-nguoi.webp

Xây dựng tài sản bền vững là mục tiêu tài chính dài hạn của mọi người 

1. Tài sản là gì? Tài sản gồm những gì?  

Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản được định nghĩa như sau:​ 

  • Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản 
  • Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai 

Như vậy, tài sản không chỉ bao gồm những vật hữu hình như tiền, nhà cửa mà còn bao gồm cả các quyền tài sản có thể định giá được bằng tiền. 

Nói đơn giản, tài sản là bất kỳ thứ gì có giá trị và có thể mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu. Đó có thể là tài sản vật chất như nhà cửa, đất đai, xe cộ, đồ đạc hoặc tài sản phi vật chất như quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu hay các khoản đầu tư. Tài sản có khả năng tăng trưởng, bảo vệ hoặc tạo ra giá trị cho cá nhân hoặc tổ chức. 

2. Phân loại tài sản theo Bộ luật Dân sự 2015 

Từ khái niệm tài sản được quy định trong Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, dưới đây là 4 phân loại tài sản được luật pháp Việt Nam công nhận hiện nay:  

2.1. Bất động sản 

Căn cứ Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015, bất động sản bao gồm:​ 

  • Đất đai;​ 
  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; 
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; 
  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật.​ 

2.2. Động sản 

Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Đây là nhóm tài sản có thể di chuyển được và không gắn liền với đất đai, bao gồm:​ 

  • Tiền mặt, vàng bạc;​ 
  • Phương tiện giao thông như ô tô, xe máy;​ 
  • Đồ dùng cá nhân, thiết bị điện tử;​ 
  • Hàng hóa, nguyên vật liệu.​ 

2.3. Giấy tờ có giá 

Là các loại giấy tờ thể hiện quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ, có thể chuyển nhượng và định giá được bằng tiền, như: 

  • Trái phiếu;​ 
  • Cổ phiếu; 
  • Hối phiếu;​ 
  • Séc.​ 

2.4. Quyền tài sản 

Theo Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm:​ 

  • Quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;​ 
  • Quyền sử dụng đất;​ 
  • Các quyền tài sản khác.​ 

2-tai-san-la-nhung-gi-mot-ca-nhan-hoac-to-chuc-so-huu-va-co-gia-tri.webp

Tài sản là những gì một cá nhân hoặc tổ chức sở hữu và có giá trị 

3. Tích lũy tài sản là gì? 

Tích lũy tài sản là quá trình thu thập và gia tăng giá trị của các tài sản mà bạn sở hữu. Hiểu đơn giản, tích lũy tài sản là việc bạn gom góp tiền bạc, vàng, bất động sản hay các loại tài sản khác để tạo ra một nguồn tài chính ổn định cho tương lai. 

Tích lũy tài sản không chỉ giúp bạn an tâm mà còn mở ra nhiều cơ hội trong cuộc sống, cụ thể: 

  • Đảm bảo tương lai: Tích lũy tài sản giúp bạn có một nguồn thu nhập ổn định trong tương lai, đặc biệt hữu ích khi bạn nghỉ hưu 
  • Đạt được mục tiêu cá nhân: Tài sản có thể giúp bạn thực hiện những ước mơ lớn như mua nhà, du lịch vòng quanh thế giới hoặc khởi nghiệp kinh doanh 
  • Đối phó với rủi ro: Tích lũy tài sản là một tấm đệm tài chính giúp bạn vượt qua những khó khăn bất ngờ như mất việc, bệnh tật hoặc biến động kinh tế. 

>>> Xem thêm: Rủi ro tín dụng là gì? Cách quản trị rủi ro hiệu quả 

3-tich-luy-tai-san-tao-ra-su-on-dinh-tai-chinh-trong-tuong-lai.webp

Tích lũy tài sản tạo ra sự ổn định tài chính trong tương lai 

4. Những tài sản tích lũy càng sớm càng tốt 

Có những loại tài sản bạn càng bắt đầu tích lũy sớm thì càng dễ dàng đạt được mục tiêu tài chính dài hạn. Dưới đây là những tài sản quan trọng bạn nên bắt đầu tích lũy từ hôm nay: 

4.1 Kiến thức 

Kiến thức là một trong những tài sản vô hình quan trọng nhất mà bạn có thể tích lũy. Học hỏi và nâng cao trình độ học vấn, tham gia các khóa học nâng cao kỹ năng sẽ giúp bạn tạo ra cơ hội nghề nghiệp mới và nâng cao thu nhập. 

>>> Xem thêm: Top 5 khóa học quản lý tài chính cá nhân bạn nên tham khảo 

4.2 Mối quan hệ 

Mối quan hệ xã hội không chỉ giúp bạn trong cuộc sống cá nhân mà còn trong công việc. Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, đối tác hoặc bạn bè sẽ mang lại cơ hội nghề nghiệp, hỗ trợ tài chính và thậm chí là cơ hội đầu tư sinh lời nhằm tích lũy tài sản. 

4-moi-quan-he-xa-hoi-la-mot-loai-tai-san-vo-hinh-nhung-quan-trong.webp

Mối quan hệ xã hội là một loại tài sản vô hình nhưng quan trọng 

4.3 Kỹ năng quản lý tài chính 

Kỹ năng quản lý tài chính là yếu tố then chốt trong việc tích lũy tài sản. Hiểu rõ cách tiết kiệm, lập kế hoạch chi tiêu và đầu tư là những kỹ năng cần thiết để bạn không chỉ bảo vệ tài sản hiện có mà còn gia tăng giá trị của chúng. 

4.4 Cổ phiếu 

Đầu tư vào cổ phiếu là một cách hiệu quả để tăng trưởng, tích lũy tài sản theo thời gian. Cổ phiếu của các công ty phát triển bền vững có thể mang lại lợi nhuận cao, đặc biệt nếu bạn đầu tư lâu dài. Hãy bắt đầu sớm và duy trì chiến lược đầu tư đều đặn để có thể tận dụng lợi ích từ lãi suất kép

>>> Xem thêm: Lãi đơn và lãi kép: Chọn hình thức nào khi đầu tư? 

5-dau-tu-vao-co-phieu-quy-chi-so-hoac-cac-quy-dau-tu-dai-han.webp

Đầu tư vào cổ phiếu, quỹ chỉ số (ETF) hoặc các quỹ đầu tư dài hạn mang lại lợi nhuận hấp dẫn 

3.5 Bất động sản 

Bất động sản là một kênh đầu tư mang lại giá trị lâu dài và ổn định. Đầu tư vào bất động sản có thể tạo ra thu nhập thụ động từ việc cho thuê hoặc gia tăng giá trị khi thị trường tăng trưởng. Thêm vào đó, bất động sản là tài sản thực, khó bị mất giá trị hoàn toàn như các loại tài sản khác. 

3.6 Vàng 

Đầu tư vàng từ lâu đã được xem như "bến đỗ an toàn" cho tài sản, đặc biệt trong thời điểm kinh tế bất ổn. Sở hữu vàng miếng, trang sức hoặc đầu tư vào các sản phẩm liên quan đến vàng có thể giúp bảo vệ giá trị tài sản của bạn trước lạm phát và biến động thị trường.  

Tuy nhiên, như mọi loại hình đầu tư khác, giá vàng cũng có thể biến động; do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định tích lũy tài sản này. 

>>> Xem thêm: Nên mua vàng miếng hay vàng nhẫn? Giải thích chi tiết từ A-Z 

3.7 Tiền và tiền gửi 

Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng là hai hình thức tích lũy tài sản cơ bản mà ai cũng nên có. Tiền mặt giúp bạn chi tiêu hàng ngày, trong khi đó, tiền gửi ngân hàng giúp bạn bảo toàn vốn và có thể sinh lời. Khi gửi tiết kiệm, bạn cần lựa chọn hình thức gửi phù hợp với nhu cầu và mục tiêu tài chính cá nhân để tối đa hóa lợi nhuận. 

>>> Xem thêm: Tài khoản tiết kiệm là gì? Mở sổ tiết kiệm cần bao nhiêu tiền? 

6-gui-tien-tiet-kiem-la-hinh-thuc-dau-tu-an-toan-nhat.webp

Gửi tiền tiết kiệm là hình thức đầu tư an toàn nhất 

5. Kinh nghiệm tích lũy tài sản thông minh dành cho bạn 

Tích lũy tài sản là hành trình dài hạn đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm cao. Để đạt được mục tiêu này một cách nhanh chóng, bạn có thể áp dụng những bí quyết sau đây: 

5.1 Đầu tư vào lĩnh vực bạn hiểu rõ 

Khi bạn hiểu sâu về một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ có khả năng đánh giá chính xác tiềm năng và rủi ro của các cơ hội đầu tư.  

Ví dụ, nếu bạn làm việc trong ngành xây dựng, khi mua một căn hộ để cho thuê hoặc bán lại trong tương lai, bạn có thể đánh giá được chất lượng công trình, tiềm năng cũng như các quy định pháp luật liên quan đến bất động sản. 

5.2 Xác định một biên độ an toàn 

Xác định biên độ an toàn khi tích lũy tài sản sẽ giúp bạn luôn giữ được sự bình tĩnh và tự tin, ngay cả khi thị trường có những biến động bất ngờ. Theo đó, biên độ an toàn là mức độ chấp nhận được của các biến động giá trị tài sản trong quá trình đầu tư bạn có thể chấp nhận mà không gây tổn thất nghiêm trọng. 

Ví dụ, trước khi mua cổ phiếu, bạn tự đặt ra quy tắc: "Nếu giá cổ phiếu giảm 10% so với giá mua, tôi sẽ bán ngay". Quy tắc này chính là biên độ an toàn của bạn, giúp bạn chủ động kiểm soát rủi ro. 

>>> Xem thêm: Chu kỳ kinh tế là gì? Cách ứng phó với biến động của chu kỳ 

7-xac-dinh-bien-do-an-toan-trong-dau-tu-giup-ban-khong-bi-hoang-loan.webp

Xác định biên độ an toàn trong đầu tư giúp bạn không bị hoảng loạn khi thị trường biến động 

5.3 Quản lý chi tiêu và tiết kiệm hợp lý 

Để tích lũy tài sản hiệu quả, bạn cần quản lý chi tiêu và phân bổ thu nhập hợp lý. Bạn có thể áp dụng quy tắc 50/30/20 trong kiểm soát chi tiêu hằng tháng như 50% cho chi tiêu thiết yếu, 30% cho chi tiêu không thiết yếu và 20% cho tiết kiệm.  

Giả sử bạn có mức lương 10 triệu đồng/tháng, áp dụng quy tắc trên bạn có thể phân bổ thu nhập như sau: 

  • 50% cho nhu cầu thiết yếu (5 triệu đồng): Bao gồm tiền nhà/trọ, tiền điện, nước, gas, tiền ăn uống hàng ngày và các chi phí cần thiết khác để duy trì cuộc sống hàng ngày 
  • 20% cho tiết kiệm và đầu tư (2 triệu đồng): Dành để gửi tiết kiệm, đầu tư vào chứng khoán, vàng, bất động sản hoặc các kênh đầu tư khác để tăng thu nhập trong tương lai 
  • 30% cho các nhu cầu cá nhân (3 triệu đồng): Bao gồm chi tiêu cho giải trí, mua sắm, đi du lịch, học hỏi, các sở thích cá nhân,... 

5.4 Kiên nhẫn trong đầu tư 

Kiên nhẫn là chìa khóa để đạt được mục tiêu tài chính dài hạn và tích lũy tài sản hiệu quả. Thay vì chạy theo những lợi nhuận ngắn hạn, bạn hãy tập trung vào những cơ hội đầu tư bền vững và có giá trị thực. 

Ví dụ: Bạn đầu tư vào một dự án bất động sản đang phát triển, lợi nhuận sẽ không sinh lời ngay trong vài tháng. Nhưng nếu bạn kiên nhẫn, chờ đợi khi dự án hoàn thiện cùng cơ sở hạ tầng, tiện ích xung quanh, lợi nhuận đem đến có thể vượt ngoài mong đợi. 

6. Những câu hỏi thường gặp về tài sản 

6.1. Bao nhiêu tiền được gọi là tài sản?  

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, tài sản không được giới hạn bởi giá trị tối thiểu cụ thể. Bất kỳ tài sản nào có thể định giá bằng tiền và có giá trị kinh tế đều được xem là tài sản, dù chỉ từ vài nghìn đồng. 

Ví dụ: Một chiếc bút trị giá 10.000 đồng, một cuốn sách 50.000 đồng hoặc tài khoản ngân hàng có 100.000 đồng vẫn được coi là tài sản nếu có thể chuyển nhượng, bán hoặc sử dụng để thanh toán. 

6.2. Tài sản vô hình là gì?  

Tài sản vô hình là loại tài sản không có hình thái vật lý nhưng vẫn mang lại giá trị kinh tế và có thể định giá được bằng tiền. Một số ví dụ về tài sản vô hình như:  

  • Quyền sở hữu trí tuệ (bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu) 
  • Phần mềm máy tính 
  • Thương hiệu, uy tín doanh nghiệp 
  • Khoản phải thu 
  • Cổ phần, cổ phiếu. 

6.3. Tài sản trí tuệ là gì? 

Tài sản trí tuệ là một nhóm tài sản vô hình phát sinh từ hoạt động sáng tạo của con người, được pháp luật công nhận và bảo hộ. Các loại tài sản trí tuệ phổ biến như: 

  • Quyền tác giả và quyền liên quan 
  • Bằng sáng chế, giải pháp hữu ích 
  • Nhãn hiệu, tên thương mại 
  • Kiểu dáng công nghiệp 
  • Bí mật kinh doanh. 

6.4. Tài sản cố định là gì? 

Tài sản cố định là tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài, thường được dùng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc quản lý. Theo quy định tài chính tại Việt Nam, tài sản cố định hữu hình có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên, bao gồm: nhà cửa, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,... 

6.5. Tài sản ròng là gì? 

Tài sản ròng là phần giá trị còn lại của tài sản sau khi trừ đi toàn bộ nợ phải trả. Công thức tính tài sản ròng: 

Tài sản ròng = Tổng giá trị tài sản – Tổng giá trị nợ

Ví dụ: Nếu bạn sở hữu tài sản trị giá 1 tỷ đồng và có khoản nợ 300 triệu đồng, thì tài sản ròng của bạn là 700 triệu đồng. 

6.6. Tài sản có đem thế chấp được không?  

Có. Theo quy định pháp luật Việt Nam, một số loại tài sản có thể dùng để thế chấp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc vay vốn ngân hàng. Các loại tài sản phổ biến được phép thế chấp: 

  • Bất động sản (nhà đất có giấy tờ hợp pháp) 
  • Phương tiện giao thông (xe ô tô chính chủ) 
  • Tài sản cố định có đăng ký sở hữu 
  • Sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu 
  • Quyền sử dụng đất, quyền tài sản.  

Tích lũy tài sản là một hành trình dài đòi hỏi sự kiên trì và kiến thức tài chính vững chắc. Hi vọng với những thông tin hữu ích về tài sản mà bài viết chia sẻ trên đây, Home Credit đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm để tích lũy tài sản một cách thông minh và đạt được các mục tiêu của mình. 

Tham khảo thêm các mẹo chi tiêu tại blog Tài chính số Toàn diện của Home Credit sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính vững chắc hơn mỗi ngày! 

 

 -------  

Home Credit - Tài chính số toàn diện   

Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ 16 triệu khách hàng trên cả nước.   

Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:   

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:   

Hotline tư vấn: 

Chia sẻ tới

Nhật ký liên quan

00-the-tin-dung-hoan-tien-thumbnail.webp
Quản lý tài chính
News thumbnail
00-the-visa-debit-la-gi-thumbnail.webp
Xem tất cả
zalo-icon
Footer Logo

CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM

Tầng G, 8 & 10, Tòa nhà Phụ Nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline

Hotline 1900 633 633


Sản phẩm thẻ và Home PayLater

Sản phẩm thẻ và Home PayLater 1900 633 999


Email

Email info@homecredit.vn


Điểm giới thiệu dịch vụ

Điểm giới thiệu dịch vụ

Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Tải ứng dụng Home Credit

Để quản lý khoản vay và nhận các ưu đãi độc quyền trên ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

© 2023 Bản quyền thuộc về Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam. Bằng việc truy cập vào website này, tôi đồng ý với các Chính sách của Home Credit liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân của tôi.