00-cir-la-gi-banner.webp

CIR là gì? Tỷ lệ CIR bao nhiêu là tốt?

Ngày đăng 08/05/2025

CIR là gì? Nếu bạn từng nghe đến cụm từ này trong các báo cáo tài chính, ngân hàng hoặc khi tìm hiểu về hiệu quả kinh doanh của một công ty tài chính, thì bạn đang tiếp cận một chỉ số cực kỳ quan trọng.  

CIR không chỉ là một con số khô khan mà chính là thước đo đánh giá khả năng vận hành hiệu quả của một tổ chức tài chính – đặc biệt là ngân hàng, công ty cho vay tiêu dùng. Vậy tỷ lệ CIR bao nhiêu là tốt? Và tại sao bạn nên hiểu về khái niệm và cách tính chỉ CIR? Cùng Home Credit khám phá chi tiết trong bài viết sau! 

Bài viết liên quan: 

1-cir-la-mot-chi-so-quan-trong-trong-linh-vuc-tai-chinh-ngan-hang.webp

CIR là một chỉ số quan trọng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng 

1. CIR là gì? 

CIR (tiếng Anh: Cost to Income Ratio) là chỉ số phản ánh tỷ lệ phần trăm chi phí hoạt động so với tổng thu nhập. CIR thấp là tín hiệu chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hiệu quả.  

Nhiều nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số CIR để đánh giá, phân tích tình hình hoạt động của một công ty tài chính hoặc ngân hàng nhằm xác định những cơ hội đầu tư tiềm năng. 

Ví dụ, công ty tài chính ABC vừa công bố báo cáo tài chính quý 3. Theo đó, tổng doanh thu của công ty trong quý 3 đạt 100 tỷ VND, trong khi tổng chi phí hoạt động là 30 tỷ VND, nghĩa là chỉ số CIR bằng 30%. Hiểu đơn giản, cứ 100 VND doanh thu tạo ra thì có 30 VND được dùng để chi trả cho các hoạt động của công ty. 

2-cir-phan-anh-ty-le-phan-tram-chi-phi-hoat-dong-so-voi-tong-thu-nhap-tao-ra.webp

CIR phản ánh tỷ lệ phần trăm chi phí hoạt động so với tổng thu nhập tạo ra 

2. Cách tính chỉ số CIR 

Hiểu rõ cách tính chỉ số CIR sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty tài chính hoặc ngân hàng. Dưới đây là công thức tính chỉ số CIR đơn giản mà bạn có thể áp dụng: 

CIR = (Tổng chi phí hoạt động / Tổng thu nhập) x 100

Trong đó: 

  • Tổng chi phí hoạt động: Bao gồm các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty tài chính và ngân hàng, ngoại trừ chi phí dự phòng rủi ro 
  • Tổng thu nhập: Là toàn bộ nguồn thu từ các hoạt động như lãi thuần, thu nhập từ dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán và các khoản thu nhập khác. 

Giả sử, ngân hàng có tổng chi phí hoạt động là 17.153 tỷ VND và tổng thu nhập đạt 55.338 tỷ VND. Công thức tính chỉ số CIR sẽ được tính: 

CIR = (17.153 / 55.338) x 100 = 30,9% 

Kết quả cho thấy chỉ số CIR của ngân hàng là 30,9%, tức là ngân hàng đã sử dụng 30,9% tổng thu nhập để trang trải chi phí hoạt động. 

Trong trường hợp này, chỉ số CIR được xem là thấp trong ngành tài chính cho thấy ngân hàng đang vận hành hiệu quả, chi phí được kiểm soát tốt và có khả năng tạo ra lợi nhuận cao. 

3-cong-thuc-tinh-cir-giup-ban-biet-hieu-qua-hoat-dong-cua-ngan-hang.webp

Tính CIR giúp bạn biết hiệu quả hoạt động của công ty tài chính/ngân hàng 

3. Ý nghĩa của chỉ số CIR trong hoạt động tín dụng 

Chỉ số CIR có ý nghĩa quan trọng trong công ty tài chính/ngân hàng, là thước đo hiệu quả hoạt động trong việc định hình chiến lược và giúp đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt: 

3.1. Thước đo hiệu quả hoạt động tín dụng 

Chỉ số CIR được xem là một công cụ quan trọng để các công ty tài chính/ngân hàng đánh giá toàn diện hiệu quả kinh doanh. CIR phản ánh khả năng quản lý chi phí và tạo thu nhập từ nguồn lực hiện có.  

Các tổ chức tín dụng có thể phân tích liệu việc gia tăng chi phí có mang lại thu nhập cao hơn hay không; từ đó, đưa ra các chiến lược điều chỉnh phù hợp. 

Tỷ lệ CIR càng thấp chứng tỏ công ty tài chính/ngân hàng đó hoạt động càng hiệu quả. Ngược lại, chỉ số CIR cao cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chi phí. 

4-chi-so-cir-thap-cho-thay-ngan-hang-dang-kinh-doanh-hieu-qua.webp

Chỉ số CIR thấp cho thấy tổ chức tín dụng đó đang kinh doanh hiệu quả 

3.2. Công cụ so sánh hiệu quả giữa các công ty tài chính/ngân hàng 

Chỉ số CIR giúp bạn đánh giá và so sánh mức độ hiệu quả hoạt động của các công ty tài chính hay ngân hàng có cùng lĩnh vực và quy mô. Thông qua phân tích chỉ số này, nhà đầu tư có thể nhận diện những tổ chức tài chính hoạt động vượt trội để đưa ra các quyết định đầu tư một cách chính xác và hiệu quả hơn. 

5-dua-vao-chi-so-cir-de-danh-gia-va-so-sanh-hieu-qua-giua-cac-ngan-hang.webp

Dựa vào chỉ số CIR để đánh giá và so sánh hiệu quả giữa các ngân hàng 

4. Tỷ lệ CIR bao nhiêu là tốt?  

Theo chuẩn ngành tài chính, một CIR tốt thường nằm trong khoảng 35% - 50%. Dưới đây là cách hiểu cụ thể theo mức độ: 

  • Dưới 40%: Rất tốt. Cho thấy tổ chức kiểm soát chi phí hiệu quả, tạo ra lợi nhuận cao với chi phí thấp 
  • Từ 40% - 50%: Tốt. Đây là mức phổ biến với các tổ chức đang mở rộng hoạt động nhưng vẫn kiểm soát chi phí hiệu quả 
  • Từ 50% - 60%: Có thể chấp nhận được, nhưng cần theo dõi. Thường gặp ở các công ty đang đầu tư vào công nghệ, mở rộng mạng lưới 
  • Trên 60%: Báo hiệu chi phí đang ăn mòn lợi nhuận. Có thể do quản lý yếu kém hoặc mô hình kinh doanh chưa tối ưu. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp vay tiêu dùng linh hoạt, nên ưu tiên các công ty có tỷ lệ CIR ổn định trong khoảng 40% – 50%, thể hiện khả năng cân bằng giữa đầu tư phát triển và kiểm soát chi phí. Home Credit Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu, với lợi thế về nền tảng số và chính sách tài chính minh bạch, Home Credit hiện cung cấp đa dạng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tế của người tiêu dùng: 

  • Vay tiền mặt: Hạn mức lên 250 triệu VND, thủ tục chỉ cần CCCD/Thẻ căn cước chính chủ còn hiệu lực, không cần thế chấp, duyệt vay trong 3 phút 
  • Thẻ tín dụng: Miễn phí phát hành, ưu đãi hoàn tiền 10%, lãi suất cạnh tranh, dễ dàng quản lý qua ứng dụng 
  • Trả góp thiết bị điện tử, điện máy: Tivi, tủ lạnh, điện thoại,... với lãi suất chỉ từ 0% tại hàng nghìn điểm bán liên kết trên toàn quốc 
  • Trả góp xe máy: Sở hữu xe máy mơ ước ngay hôm nay với khoản trả góp lên đến 100 triệu VND, linh hoạt theo tháng 
  • Bảo hiểm: Các gói bảo hiểm tai nạn, bệnh hiểm nghèo, gói an tâm tài chính,... giúp bạn an tâm rủi ro khi vay.  

Tất cả sản phẩm đều có thể đăng ký và theo dõi qua ứng dụng Home Credit, giúp bạn dễ dàng kiểm soát hợp đồng, lịch thanh toán và tra cứu thông tin minh bạch. 

5. Những biện pháp cải thiện chỉ số CIR 

Dựa trên công thức CIR đã đề cập, có thể thấy rằng để cải thiện chỉ số CIR, công ty tài chính/ngân hàng thường tập trung vào các phương pháp chính như sau: 

5.1. Tăng thu nhập 

Các công ty tài chính hoặc ngân hàng có thể tăng thu nhập thông qua nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện dịch vụ hiện tại, nhằm gia tăng sự hài lòng và củng cố lòng trung thành của khách hàng với tổ chức. Khi khách hàng trung thành với một tổ chức tài chính, họ thường có xu hướng sử dụng thêm các sản phẩm, dịch vụ khác của công ty tài chính/ngân hàng, đồng thời cũng giới thiệu đến bạn bè và người thân trong gia đình. 

Bên cạnh nguồn thu từ khách hàng hiện có, nhiều công ty tài chính/ngân hàng cũng tập trung phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính thiết thực như thẻ tín dụng, vay tiêu dùng, bảo hiểm, tiết kiệm,... và đầu tư mạnh vào quảng bá thương hiệu. Mục đích nhằm thu hút thêm khách hàng mới, từ đó gia tăng nguồn thu nhập hàng năm và tạo nền tảng chắc chắn cho sự phát triển bền vững trong tương lai. 

6-cac-to-chuc-tai-chinh-nen-nang-cao-chat-luong-san-pham-va-dich-vu.webp

Các tổ chức tài chính nên nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ 

5.2. Giảm chi phí hoạt động 

Các công ty tài chính và ngân hàng có thể cắt giảm các chi phí hoạt động như lương nhân sự, quản lý văn phòng, vận hành chi nhánh hoặc chi phí xử lý giao dịch thủ công. Nhiều công ty tài chính có thể thử đổi mới bộ máy nhân sự, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quy trình làm việc như tự động hóa giao dịch. 

Tự động hóa các khâu vận hành và tối ưu hóa nguồn lực sẽ giảm đáng kể chi phí và nâng cao năng suất làm việc, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Đồng thời, các biện pháp trên vừa cải thiện chỉ số CIR vừa tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho các tổ chức tài chính trên thị trường. 

7-ngan-hang-nen-khai-thac-hieu-qua-nguon-luc-va-tich-hop-cong-nghe-moi.webp

Ngân hàng nên khai thác hiệu quả nguồn lực và tích hợp công nghệ mới 

5.3. Đầu tư vào công nghệ 

Hiện nay, để cải thiện chỉ số CIR, nhiều công ty tài chính/ngân hàng đã tăng cường đầu tư vào việc phát triển các nền tảng kỹ thuật số để tối ưu hóa chi phí; từ đó, mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính đến nhiều tệp khách hàng khác nhau.  

Ngoài ra, khi đầu tư vào công nghệ mới các công ty tài chính/ngân hàng cũng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh nhiều hơn trong việc huy động vốn từ các nhà đầu tư với chi phí thấp. 

6. Lưu ý khi sử dụng chỉ số CIR 

Tuy chỉ số CIR là một công cụ hữu ích để đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty tài chính hoặc ngân hàng, nhưng khi sử dụng chỉ số CIR bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

6.1. Không đánh giá CIR một cách độc lập 

Chỉ số CIR có mối quan hệ mật thiết với các chỉ số tài chính quan trọng khác của ngân hàng như ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản) và NIM (biên lãi ròng). 

Nếu CIR có xu hướng tỷ lệ nghịch với ROE và ROA, nghĩa là công ty tài chính/ngân hàng có CIR thấp thường đạt ROE và ROA cao hơn do chi phí hoạt động được kiểm soát tốt giúp tăng lợi nhuận ròng.  

Mặt khác, chỉ số NIM cao phản ánh hiệu quả sinh lời từ hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng đó tốt, nhờ đó góp phần làm giảm chỉ số CIR. 

8-ban-nen-danh-gia-cir-cung-voi-cac-chi-so-tai-chinh-khac.webp

Bạn nên đánh giá CIR cùng với các chỉ số tài chính khác 

6.2. Cân nhắc yếu tố ngành và quy mô 

Khi so sánh CIR giữa các tổ chức tín dụng, bạn cần phải cân nhắc đến yếu tố đặc thù của ngành và quy mô hoạt động để đảm bảo tính chính xác và khách quan.  

Mỗi tổ chức tài chính đều có mô hình kinh doanh, quy mô hoạt động và chiến lược phát triển hoàn toàn khác nhau; từ đó, dẫn đến sự khác biệt trong cấu trúc chi phí cũng như nguồn thu gây ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số CIR. 

9-ban-cung-nen-can-nhac-cac-yeu-to-nganh-va-quy-mo-de-danh-gia-cir.webp

Bạn cũng nên cân nhắc các yếu tố ngành và quy mô để đánh giá CIR 

7. Những câu hỏi thường gặp về CIR 

7.1. CIR có giống với biên lợi nhuận không? 

Không. CIR phản ánh tỷ lệ chi phí trên thu nhập, trong khi biên lợi nhuận đo lường phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ chi phí. Chúng liên quan đến nhau nhưng là hai chỉ số độc lập. 

7.2. CIR có áp dụng cho cá nhân không? 

Mặc dù CIR là chỉ số dùng trong doanh nghiệp tài chính, bạn cũng có thể áp dụng tư duy tương tự để đánh giá tài chính cá nhân. Ví dụ, nếu bạn tiêu hết 70% thu nhập hàng tháng, CIR cá nhân của bạn là 70%. Qua đó, bạn có thể đánh giá khả năng tiết kiệm và đầu tư dài hạn hiện tại của bản thân.  

7.3. Tại sao người vay nên quan tâm đến CIR? 

Người vay nên quan tâm đến CIR vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động của tổ chức tài chính. Tổ chức có CIR tốt thường có năng lực tài chính ổn định, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, minh bạchvà ít có nguy cơ rủi ro. 

Qua bài viết, Home Credit đã giúp bạn tìm hiểu CIR là gì, công thức tính, ý nghĩa và cách cải thiện chỉ số CIR một cách chi tiết. Việc nắm vững ý nghĩa và cách áp dụng chỉ số CIR vào phân tích tài chính sẽ hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra các quyết định chính xác; từ đó, tối ưu hóa lợi nhuận. Đừng quên theo dõi trang Cẩm nang Tài chính số Toàn diện của Home Credit để cập nhật thêm nhiều thông tin tài chính hữu ích! 

 

 

----

Blog Home Credit - Cẩm nang Tài chính số Toàn diện 

Tài chính không chỉ là những con số mà còn là chìa khóa mở ra sự tử chủ và ổn định trong cuộc sống. Với Blog Cẩm nang Tài chính số Toàn diện, Home Credit sẽ giúp bạn: 

  • Nắm vững kiến thức về tín dụng và nợ để tránh các rủi ro tài chính 
  • Hiểu rõ kiến thức tài chính tổng quan và cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả 
  • Học cách quản lý chi tiêu và kiểm soát dòng tiền, từ kiếm tiền, tiết kiệm cho đến đầu tư theo năng lực, hướng đến độc lập và tự do tài chính 
  • Thực hiện thanh toán dễ dàng, an toàn, từ mua sắm đến các hóa đơn thiết yếu  

Chủ động hiểu về tài chính cũng chính là cách để bạn vững tâm trước mọi quyết định lớn nhỏ. Truy cập trang Cẩm nang Tài chính số Toàn diện của Home Credit ngay hôm nay! 

Chia sẻ tới

Nhật ký liên quan

cach-tinh-lai-suat-vay-tra-gop-thumb.webp
Quản lý tài chính
00-tra-gop-0-%-xe-may-thumbnail.webp
00-cach-kiem-tien-tren-tiktok-thumbnail.webp
00-san-pham-so-la-gi-thumbnail.webp
Xem tất cả
zalo-icon
Footer Logo

CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM

Tầng G, 8 & 10, Tòa nhà Phụ Nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline

Hotline 1900 633 633


Sản phẩm thẻ và Home PayLater

Sản phẩm thẻ và Home PayLater 1900 633 999


Email

Email info@homecredit.vn


Điểm giới thiệu dịch vụ

Điểm giới thiệu dịch vụ

Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Tải ứng dụng Home Credit

Để quản lý khoản vay và nhận các ưu đãi độc quyền trên ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

© 2023 Bản quyền thuộc về Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam. Bằng việc truy cập vào website này, tôi đồng ý với các Chính sách của Home Credit liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân của tôi.